
Thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm
Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.
- Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
- Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
- Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh toạ, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
- Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
- Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.
Sai tư thế
Chấn thương
Thoái hóa tự nhiên
Cân nặng
Bệnh lý cột sống
Nghề nghiệp
Đi giày cao gót
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TẠI TUỆ AN
Thăm khám
Bác sĩ tiến hành xem xét bệnh án, hình chụp X-quang, kiểm tra và xác định đốt sống bị sai cấu trúc trong cơ thể. Chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Mỗi khách hàng khi đến với Tuệ An đều được các bác sĩ tại phòng khám trực tiếp thăm khám, đảm bảo chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất.

Xả cơ
Bước này thường được thực hiện để giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp. Bằng cách áp dụng áp lực và kỹ thuật xoa bóp, bác sĩ sẽ giúp giảm căng thẳng và giãn cơ, làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Điều trị bằng máy
Phòng khám Tuệ An sử dụng các thiết bị và máy móc hiện đại để hỗ trợ quá trình điều trị. Các kỹ thuật như sóng siêu âm, điện xung, hoặc laser có thể được áp dụng để giảm đau, giảm viêm, và kích thích quá trình lành tổn thương. Ngoài ra, máy kéo dãn đốt sóng cũng được Tuệ An cập nhật để áp dụng điều trị cho khách hàng.

Nắn chỉnh bằng tay
Bác sĩ sẽ sử dụng các động tác, kỹ thuật của chiropractic để điều chỉnh cấu trúc cơ bắp và xương khớp của bệnh nhân. Điều này giúp giải phóng các chèn ép, cải thiện cân bằng cơ thể và giảm đau hiệu quả.

Hướng dẫn bài tập tại nhà
Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các bài tập và biện pháp tự chăm sóc tại nhà để hỗ trợ đẩy nhanh thời gian điều trị. Việc thực hiện các bài tập và chăm sóc bản thân đúng cách sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và duy trì sức khỏe tốt.



