
Tê bì bàn chân


Tê bì bàn chân
Cảm giác tê bì chân tay khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Thông thường tê bì tay chân chỉ là một phản ứng đơn thuần của cơ thể trước những tác động ngoại nhiễm và sẽ nhanh chóng biến mất. Nhưng nếu tình trạng này liên tục tiếp diễn thì có nghĩa cơ thể bạn đang gặp phải một tình trạng bệnh lý nào đó. Thông qua bài viết dưới đây, phòng khám Tuệ An sẽ cung cấp cho bạn những thông tin như nguyên nhân, cách khắc phục cho tình trạng này.

Tê bì bàn chân là gì?
Cảm giác tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác một phần hay toàn bộ tại một vị trí nào đó trong cơ thể. Tình trạng tê bì này thông thường sẽ đi kèm với cảm giác đau nhói khác thường như kim châm không liên quan đến các kích thích cảm giác. Ở một số người lại cảm thấy liệt ngọn chi hay đau... Cảm giác tê bì thông thường liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.
Với tê bì tay chân thường cánh tay sẽ có cảm giác tê bì trước, tiếp đó sẽ lan xuống cổ tay, bàn tay và cuối cùng là ngón tay. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh.
Tê bì tay chân thường không phải là dấu hiệu của trường hợp khẩn cấp cần đến bệnh viện. Tuy nhiên không thể không đề cập đến việc tê tay chân có thể là dấu hiệu chỉ điểm của đột quỵ. Tới bệnh viện ngay nếu tê tay chân kết hợp với các triệu chứng.
- Cảm giác tê bắt đầu đột ngột (trong vòng vài phút hoặc vài giờ). Các dấu hiệu ban đầu của tình trạng tê chân tay thường rất nhẹ bao gồm: tê các đầu ngón tay, châm chích, cảm giác kiến bò, chuột rút, nhức mỏi... Các triệu chứng này thường nhẹ nhàng thoáng qua nên người bệnh rất dễ chủ quan, không đi khám sớm.
- Suy nhược bắt đầu đột ngột hoặc nhanh chóng (trong vài giờ hoặc vài ngày).
- Tê hoặc yếu nhanh chóng lan rộng lên hoặc xuống cơ thể, liên quan đến ngày càng nhiều bộ phận của cơ thể.
- Khó thở.
- Tê ở đùi, mông, bộ phận sinh dục và khu vực giữa chúng (vùng yên ngựa) và mất kiểm soát bàng quang và ruột (đại tiện không tự chủ).
- Tê cả hai bên dưới một mức cụ thể của cơ thể (chẳng hạn như bên dưới dàn âm thanh).
- Tê toàn bộ chân hoặc cánh tay.
- Mất cảm giác ở mặt và thân mình.
Các triệu chứng trên kéo dài trên 6 tuần, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế.
Tags: đau thần kinh tọa, chân vòng kiềng, đau bàn chân, bàn chân bẹt, thoái hóa khớp gối
THIẾU VITAMIN HOẶC KHOÁNG CHẤT
XẸP ĐĨA ĐỆM
TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HỘI CHỨNG RAYNAUD
THOÁI HOÁ ĐỐT SỐNG
RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP
THOÁI HOÁ KHỚP VÀ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP
ĐA XƠ CỨNG (MS)
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
BỆNH VỀ TIM MẠCH
HẸP ỐNG SỐNG
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TẠI TUỆ AN
Thăm khám
Bác sĩ tiến hành xem xét bệnh án, hình chụp X-quang, kiểm tra và xác định đốt sống bị sai cấu trúc trong cơ thể. Chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Mỗi khách hàng khi đến với Tuệ An đều được các bác sĩ tại phòng khám trực tiếp thăm khám, đảm bảo chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất.

Xả cơ
Bước này thường được thực hiện để giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp. Bằng cách áp dụng áp lực và kỹ thuật xoa bóp, bác sĩ sẽ giúp giảm căng thẳng và giãn cơ, làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Điều trị bằng máy
Phòng khám Tuệ An sử dụng các thiết bị và máy móc hiện đại để hỗ trợ quá trình điều trị. Các kỹ thuật như sóng siêu âm, điện xung, hoặc laser có thể được áp dụng để giảm đau, giảm viêm, và kích thích quá trình lành tổn thương. Ngoài ra, máy kéo dãn đốt sóng cũng được Tuệ An cập nhật để áp dụng điều trị cho khách hàng.

Nắn chỉnh bằng tay
Bác sĩ sẽ sử dụng các động tác, kỹ thuật của chiropractic để điều chỉnh cấu trúc cơ bắp và xương khớp của bệnh nhân. Điều này giúp giải phóng các chèn ép, cải thiện cân bằng cơ thể và giảm đau hiệu quả.

Hướng dẫn bài tập tại nhà
Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các bài tập và biện pháp tự chăm sóc tại nhà để hỗ trợ đẩy nhanh thời gian điều trị. Việc thực hiện các bài tập và chăm sóc bản thân đúng cách sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và duy trì sức khỏe tốt.



